Tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người kỷ niệm 76 năm ngày Nhân quyền Thế giới (10/12/1948 - 10/12/2024)
I. THÀNH TỰU công tác nhân quyền của tỉnh bắc KẠN NĂM 2024
- Tình hình
Trong năm 2024, Tỉnh Bắc Kạn đã quán triệt, triển khai thực hiện đầy đủ nội dung chỉ đạo và chương trình công tác năm của Ban Chỉ đạo Nhân quyền. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững ổn định; những vấn đề tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến công tác bảo đảm nhân quyền trên địa bàn được theo dõi sát sao, đồng thời được có biện pháp xử lý phù hợp không để phát sinh thành vấn đề, vụ việc phức tạp ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị (ANCT) và trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn tỉnh. Chính quyền địa phương các cấp tiếp tục triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo đảm quyền con người trong các lĩnh vực; không để xảy ra vụ việc có liên quan đến tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia cũng như các hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.
- Thành tựu công tác đảm bảo quyền con người
- Công tác bảo đảm, thúc đẩy quyền con người
Các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các mặt công tác xây dựng, theo dõi, hướng dẫn thực hiện các chính sách pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân trên tất cả các lĩnh vực.
* Công tác đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo quyền lợi ích cho đối tượng yếu thế trong xã hội:
- Các cơ quan chức năng đã giải quyết việc làm cho 6.700 người, trong đó đưa 1.200 người đi lao động nước ngoài; tổ chức giới thiệu 52 doanh nghiệp đến các huyện, thành phố để phối hợp tuyển chọn lao động; tổ chức thành công Ngày hội việc làm tỉnh Bắc Kạn năm 2024 với sự tham gia của 30 doanh nghiệp và trên 1.000 người lao động; tuyển sinh, đào tạo nghề cho 7.307 học viên.
- Công tác chăm lo cho gia đình chính sách và người có công, người cao tuổi tiếp tục được quan tâm thực hiện. Trong năm, đã tổ chức các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, thăm tặng hơn 10.000 suất quà cho các hộ gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước; thực hiện công tác giải quyết chế độ cho 366 lượt đối tượng là người có công và đối tượng chính sách của tỉnh.
- Các hoạt động vì người nghèo, cứu trợ thiên tai được quan tâm, thường xuyên thực hiện. Đã vận động ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” được hơn 36 tỷ đồng; phối hợp thăm tặng 17.452 suất quà với tổng trị giá gần 10 tỷ đồng cho các hộ gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật, hộ nghèo tại các địa phương nhân dịp lễ tết, các ngày lễ lớn trong năm. Xây tặng 500 căn nhà “Đại đoàn kết” cho 500 hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh từ nguồn hỗ trợ của Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Bắc Kạn tiếp nhận hỗ trợ của tỉnh Bắc Ninh; hỗ trợ 80 nhà ở cho hộ nghèo từ nguồn tài trợ của Ngân hàng TMCP Quân đội và Tập đoàn Bảo Việt.. .Tiếp nhận và phân bổ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho nhân dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai và thiếu đói giáp hạt với tổng số 259.310 kg gạo cho 3.268 hộ với 11.901 nhân khẩu... Đặc biệt, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nghiêm túc, kịp thời các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành trung ương về việc tập trung ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra[1].
- Công tác phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới được quan tâm; thực hiện cai nghiện ma túy cho 99 người; tổ chức các hoạt động Tháng hành động vì trẻ em; Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh năm 2024....
* Công tác đảm bảo đời sống văn hóa - tinh thần cho Nhân dân:
- Tổ chức tuyên truyền, đưa thông tin về cơ sở được 80 buổi với gần 5000 lượt người nghe; xây dựng 06 đội văn nghệ tuyên truyền cổ động ở cơ sở. Thư viện tỉnh đã phục vụ 44.127 lượt người; trưng bày, giới thiệu 200 cuốn sách chuyên đề phục vụ nhân dân; tổ chức triển lãm báo Xuân trưng bày, triển lãm tạp chí Xuân Giáp Thìn 2024 của Trung ương và các ấn phẩm Xuân của 63 tỉnh, thành phố tại các Lễ hội xuân; tổ chức 02 đợt luân chuyển tài nguyên thông tin đến 26 điểm với 3.810 cuốn sách.
- Tổ chức 80 buổi biểu diễn nghệ thuật phục vụ Nhân dân với trên 32.000 lượt người đến xem. Chiếu phim phục vụ nhân dân các dân tộc vùng cao được 845 buổi.
- Trong năm, đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn và nhiều giải thể thao cấp quốc gia thu hút hơn 100.000 lượt khách thăm quan ở trong và ngoài tỉnh, nổi bật như: Lễ hội Lồng tồng Ba Bể Xuân Giáp Thìn năm 2024; “Tuần Văn hóa - Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024; Chương trình du lịch qua những miền di sản Việt Bắc lần thứ VI năm 2024 một số hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bắc Kạn (24/8/1949 - 24/8/2024); Giải vô địch bóng chuyền U23 quốc gia năm 2024; Giải vô địch trẻ và thiếu niên kéo co quốc gia lần thứ II, năm 2024; Giải vô địch trẻ và thiếu niên Đẩy gậy quốc gia lần thứ III, năm 2024...
Thông qua việc triển khai các hoạt động, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi, kịp thời động viên, nâng cao đời sống tinh thần, đảm bảo quyền, lợi ích của người dân cho người dân, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống, thu nhập của người dân trên địa bàn tỉnh.
Các cơ quan chức năng tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; đảm bảo tính nhân đạo, nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam:
- Trong năm đã ra quyết định giảm thời hạn chấp hành án cho 07 lượt phạm nhân, tha tù trước thời hạn có điều kiện cho 02 phạm nhân; tổ chức công bố quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá đối với 01 phạm nhân theo đúng quy định.
- Công tác quản lý giam giữ và cải tạo phạm nhân được thực hiện có hiệu quả, luôn đảm bảo đầy đủ các chế độ về ăn, mặc, ở, học tập, lao động của can phạm nhân. Trong dịp tết nguyên đán can, phạm nhân được hưởng chế độ 05 ngày Tết, tiêu chuẩn ăn bằng 5 lần ăn ngày thường, cấp phát 240 bánh trưng, 120 mứt tết cho 120 can, phạm nhân; các ngày tết mùng 1,2, 3 tổ chức cho phạm nhân sinh hoạt thể dục, thể thao và các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại hội trường phân trại.
- Cơ quan chức năng đã thực hiện giáo dục nội quy cơ sở giam giữ cho 475 lượt can, phạm nhân; tổ chức 64 buổi giáo dục công dân, giáo dục pháp luật, phổ biến thông tin thời sự, chính sách; đảm bảo chế độ sinh hoạt cho 699 lượt phạm nhân; tư vấn pháp luật cho 70 lượt phạm nhân. Duy trì phong trào phạm nhân thi đua học tập, lao động - học nghề để sớm trở thành người lương thiện có ích cho xã hội; tổ chức 03 buổi tư vấn, giới thiệu việc làm, định hướng nghề cho 33 phạm nhân.
- Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn phòng cháy chữa cháy, khám chữa bệnh và cấp thuốc cho 4.014 lượt can phạm nhân, tổ chức điều trị tại buồng giam 01 phạm nhân, 04 người bị tạm giam, điều trị HIV cho 09 lượt người bị tạm giữ, tạm giam; chuyển Bệnh viện tuyến trên khám và điều trị 17 lượt can phạm nhân, không để ốm, yếu suy kiệt trong trại.
- Đã thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho 2.612 trường hợp; lập 499 hồ sơ lý lịch tư pháp điện tử; tiếp nhận và cung cấp 3.534 thông tin lý lịch tư pháp trên phần mềm Hệ thống lý lịch tư pháp dùng chung của Bộ Tư pháp.
- Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thuộc Sở Tư pháp đã tiếp nhận và thụ lý 329 vụ việc/329 lượt người có đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý. Trong đó, tham gia tố tụng 311 vụ việc; tư vấn pháp luật 15 vụ việc; đại diện ngoài tố tụng 03 vụ việc.
- Tiếp nhận, giải quyết 2.498 thủ tục hành chính; trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích 1.717 hồ sơ.
- Các cơ quan chức năng tiếp tục tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về quản lý trật tự xã hội trên địa bàn. Trong năm, đã tiếp nhận, giải quyết 3.599 hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu; 9.085 lượt thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài; rà soát thu thập được 66.437 hồ sơ cấp CCCD và tiếp nhận
- Lực lượng Công an cấp xã thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm nắm tình hình liên quan ANTT trên địa bàn xã; đã tổ chức 7.997 buổi tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, tham mưu giải quyết hơn 1.500 vụ việc về ANTT ngay từ cơ sở; tiến hành gọi hỏi, giáo dục 3.647 lượt đối tượng; kiểm danh, kiểm diện 1.692 lượt đối tượng. Xây dựng 18 mô hình đảm bảo ANTT tại cơ sở, tổ chức phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 705 buổi với 40.893 lượt người tham gia, thu được 112 tin có giá trị phục vụ công tác công an.
- Các cơ quan chức năng đã chủ động nắm tình hình, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, dân tộc; trong năm tổ chức tiếp xúc, gặp gỡ 236 lượt chức sắc, chức việc để tuyên truyền, vận động sinh hoạt tôn giáo đúng pháp luật... Xây dựng và duy trì hoạt động hiệu quả mô hình dân vận khéo “Giáo họ Bình Yên, gia đình văn hóa” và mô hình tự quản về ANTT “3 không, 3 có, 3 cùng tại điểm nhóm Tin Lành Nặm Đăm ” trong vùng đạo Công giáo và Tin Lành tại huyện Pác Nặm.
- Các chính sách đối với người có uy tín được triển khai đầy đủ, kịp thời đã tạo điều kiện cho người có uy tín phát huy tốt vị trí, vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tham gia công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Trong năm, đã tổ chức thăm hỏi 92 lượt người uy tín nằm điều trị tại bệnh viện; tổ chức gặp mặt và tặng quà Tết nguyên Đán cho 362 người có uy tín; cấp phát báo cho 1.290 người có uy tín; cấp phát 375 điện thoại thông minh cho 375 người có uy tín; tiếp xúc, vận động 180 lượt người có uy tín tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc...
- Lĩnh vực y tế: Trong năm 2024, không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh; các cơ sở y tế duy trì tốt công tác khám bệnh, cấp cứu và điều trị người bệnh kịp thời, thực hiện tốt quy chế chuyên môn, tiếp nhận, quản lý và chăm sóc người bệnh; cung ứng đủ thuốc, dược phẩm thiết yếu chữa bệnh đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị đảm bảo thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư, hoá chất và công tác chuyên môn. Thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an toàn thực phẩm trong các dịp lễ, tết, các chương trình sự kiện văn hóa lớn của tỉnh, không có vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra. Tổng số người đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế đạt gần 420.000 lượt người; Công suất sử dụng giường bệnh đạt 99%.
* Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình công tác theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục, Tỉnh ủy, UBND tỉnh; đảm bảo chất lượng giáo dục, quan tâm công tác dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn tiếp tục có bước chuyển biến tích cực, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024 tỉnh Bắc Kạn đoạt 18 giải (năm đầu tiên có học sinh đoạt giải ở tất cả các môn tham gia thi); tỉnh hoàn thành tốt công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm 2024 đạt 97,4%.
Ban Chỉ đạo Bảo vệ an ninh tỉnh thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn và biên soạn tài liệu để cung cấp cho các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người ở nước ta; những thành tựu mà đất nước đã đạt được trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Các ngành chức năng đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền theo định hướng của Ban Chỉ đạo, nội dung và hình thức tuyên truyền đa dạng, kết hợp với công tác đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam; một số kết quả nổi bật:
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam; tỉnh đã tổ chức 04 lượt cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình, kết quả công tác nhân quyền. Công tác tuyên truyền, đấu tranh phản bác với các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tiếp tục được triển khai có hiệu quả; các cơ quan chức năng đã xây dựng 02 trang fanpage trên mạng xã hội và 01 trang blog để phục vụ công tác tuyên truyền, đấu tranh phản bác; trong năm đã xây dựng, đăng tải 13 phóng sự, 332 tin, bài viết, chia sẻ hơn 400 lượt thông tin tích cực.
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể đã xây dựng, đăng tải hơn 3.000 tin bài trên các lĩnh vực truyền hình, phát thanh, trang thông tin điện tử; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục chuyên biệt mang tính định kỳ để thông tin, tuyên truyền và phổ biến sâu rộng về công tác thúc đẩy, đấu tranh bảo vệ nhân quyền. Trong đó nhiều tin bài có chất lượng cao được đăng tải trên Báo Bắc Kạn[2] và Đài phát thanh truyền hình tỉnh[3] có sức lan tỏa đến nhiều độc giả và người xem truyền hình tại địa phương.
- Các cơ quan chức năng đã triển khai thực hiện công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng như: tổ chức 04 Hội nghị tuyên truyền Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Hội nghị phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp lu ật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 bằng hình thức trực tuyến; tổ chức 19 hội nghị truyền thông về trợ giúp pháp lý; Hội nghị tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng công tác hoà giải ở cơ sở năm 2024... Biên soạn cấp phát 18.200 tờ rơi tuyên truyền cảnh báo lừa đảo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, 9.800 tờ rơi tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội, 1.092 tài liệu tuyên truyền về phòng chống xâm hại trẻ em cấp phát đến các xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh; 683 quyển tài liệu truyền thông, 1.366 tờ gấp về trợ giúp pháp lý; đăng tải 30 tin, bài trên cổng TTĐT PBGDPL tỉnh Bắc Kạn và kênh Zalo OA “Phổ biến pháp luật tỉnh Bắc Kạn”.
Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
Nỗ lực xây dựng và hoàn thiện thể chế về quyền con người
Ngay sau khi Việt Nam là thành viên của LHQ (năm 1977), vào những năm 80 của thế kỷ trước, Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia vào các công ước quốc tế về quyền con người của LHQ. Vào những năm 1981, 1982 và 1983 Việt Nam đã gia nhập 7 công ước quốc tế về quyền con người, bao gồm: Công ước quốc tế về Ngăn ngừa và Trừng trị tội ác diệt chủng; Công ước quốc tế về Ngăn ngừa và Trừng trị Tội ác A-pac-thai; Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD); Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR); Công ước quốc tế về các kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR); Công ước về không áp dụng thời hiệu tố tụng đối với Tội phạm chiến tranh và Tội phạm chống lại nhân loại; Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW).
Tính đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của LHQ về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của ILO, trong đó có 7/8 công ước cơ bản. So với nhiều nước trong khu vực và các nước phát triển, Việt Nam không thua kém về số lượng là thành viên các công ước quốc tế về quyền con người. Các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, chúng ta đều cam kết thực hiện và coi đó là trách nhiệm chính trị, pháp lý của Nhà nước. Điều này là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đó là: “Coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền con người và lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký kết”.
Cùng với việc tích cực tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người, Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia, trong đó tích cực nội luật hóa các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người; bảo đảm sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế.
Hiến pháp năm 2013 là đỉnh cao của hoạt động lập hiến về quyền con người, khi dành trọn vẹn 36 điều trong tổng số 120 điều để quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; cùng với các luật, bộ luật được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý cho việc tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Điều này không chỉ xác lập cơ sở pháp lý về các quyền của chủ thể hưởng quyền (cá nhân, công dân, các nhóm yếu thế trong xã hội), mà còn đặt nghĩa vụ, trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước và các tổ chức phi nhà nước phải nâng cao tinh thần trách nhiệm xã hội, trách nhiệm pháp lý tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người đã được Hiến pháp quy định là Nhà nước có trách nhiệm công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân (Điều 3 và khoản 1, Điều 14, Hiến pháp năm 2013).
Bảo đảm quyền con người trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
Nhờ thành tựu trong hoạt động lập hiến, lập pháp, việc bảo đảm quyền con người đã có những bước tiến vượt bậc trên tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội.
Trên lĩnh vực dân sự, chính trị: Các quyền con người về dân sự, chính trị đã được bảo đảm một cách chủ động trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Chẳng hạn, về vấn đề bảo đảm quyền sống, pháp luật không chỉ quy định trừng phạt nghiêm khắc các hành vi tước đoạt mạng sống của con người một cách tùy tiện; nghiêm cấm tra tấn nhục hình; chỉ áp dụng án tử hình với các loại tội đặc biệt nghiêm trọng nhất.
Bộ luật Hình sự năm 2015 tiếp tục bỏ án tử hình ở 8 tội danh; không áp dụng hình phạt tử hình với người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội...
Việc bảo đảm quyền sống còn được quan tâm về khía cạnh kinh tế, xã hội thông qua việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh; thực hiện các biện pháp cứu trợ khẩn cấp đối với những vùng chịu thiệt hại nặng do thiên tai, dịch bệnh. Vì vậy, trong thời kỳ đổi mới tỷ lệ đói nghèo và tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh giảm rõ rệt. Hoặc, đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Việt Nam đã xây dựng khuôn khổ pháp lý vững chắc về bảo đảm quyền này trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và Nghị định 162/2017 của Chính phủ, lần đầu tiên quy định tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại. Pháp luật đã điều chỉnh nhiều quy định về thời gian, thủ tục để tạo thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo...
Trong lĩnh vực tư pháp hình sự, nhờ đường lối đúng đắn được xác định trong các nghị quyết và văn kiện của Đảng về quyền tư pháp, hoạt động tư pháp trong suốt 15 năm qua với mục tiêu bảo vệ công lý, quyền con người, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng cần phải kể như: “công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và việc bắt, giam, giữ, cải tạo được thực hiện nghiêm minh, dân chủ, công bằng hơn, hạn chế được oan, sai, bỏ lọt tội phạm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế”.
Trên lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa: bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cũng được thực hiện một cách tích cực trong triển khai các chương trình, mục tiêu, chính sách quốc gia như bảo đảm quyền thoát nghèo; quyền về việc làm, thu nhập; quyền sở hữu; an sinh xã hội, quyền được chăm sóc y tế, sức khỏe; quyền được học tập, giáo dục; quyền được tham gia vào đời sống văn hóa...
Hiện nay, hệ thống an sinh xã hội đã được phát triển thành mạng lưới an sinh xã hội, không ngừng mở rộng diện bao phủ các đối tượng an sinh xã hội và ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của các đối tượng an sinh xã hội. So với 20 năm trước đổi mới, đời sống của đại bộ phận người dân Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt với sự liên tục cải thiện các chỉ số quan trọng liên quan đến con người như chỉ số phát triển con người (HDI) (Việt Nam hiện xếp thứ 115/191 quốc gia), chỉ số bất bình đẳng giới (GII), tuổi thọ bình quân đầu người, thu nhập bình quân đầu người... Việt Nam cũng là một trong những quốc gia hoàn thành sớm Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của LHQ (MDGs). Theo xếp hạng của LHQ năm 2020 về thực hiện SDGs, Việt Nam xếp thứ 51/193 quốc gia thành viên của LHQ, đạt thành tích cao hơn so với nhiều nước trong khu vực.
Về vấn đề bảo đảm quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, như: phụ nữ, trẻ em, người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người có HIV/AIDS ...luôn chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình thực thi quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Trên thực tế quyền của các nhóm này đã đạt được nhiều kết quả tích cực xét theo các tiêu chí, như: chống phân biệt đối xử; tăng cường mức độ sẵn có của các dịch vụ; khả năng tiếp cận bình đẳng và chất lượng các dịch vụ, cơ hội; mức độ bao phủ của hệ thống bảo hiểm xã hội; chi phí phù hợp... Tại kỳ bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, (nhiệm kỳ 2021-2026), số lượng nữ là đại biểu Quốc hội là 151 người, chiếm 30,26% (đạt cao nhất từ trước đến nay); Tỷ lệ dân tộc thiểu số tham gia Quốc hội khóa XV là 89 người, chiếm 17,84%. Từ năm học 2017-2018, đã có 22 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số (715 trường); 8 ngôn ngữ của dân tộc thiểu số được đưa thành môn học; 6 bộ sách giáo khoa được xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số.
Chủ động tham gia hiệu quả vào việc thúc đẩy quyền con người trên thế giới
Quan điểm của Đảng ta là: “Chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký kết”.
Việt Nam trong những năm gần đây không chỉ nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế mà còn tích cực, chủ động và có nhiều đóng góp trong lĩnh vực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong khu vực và thế giới. Điều này thể hiện rõ thông qua mức độ tín nhiệm với tỷ lệ phiếu đồng thuận rất cao những lần Việt Nam gia nhập Hội đồng nhân quyền LHQ và ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ.
Trong giai đoạn 2014-2016, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước. Việt Nam không chỉ tham gia đồng tác giả, đồng bảo trợ hàng chục nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền, tập trung vào các lĩnh vực quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử, xóa bỏ các biện pháp cấm vận đơn phương ảnh hưởng đến thụ hưởng quyền con người, quyền của nông dân, vấn đề dân chủ hóa đời sống quốc tế và tăng cường đoàn kết quốc tế, mà còn có nhiều đóng góp, làm cầu nối thúc đẩy hợp tác và đối thoại giữa các nước, các nhóm nước nhằm thúc đẩy cách tiếp cận cân bằng, tiến bộ, hướng tới con người của Hội đồng Nhân quyền trên những vấn đề còn khác biệt ví dụ như về quyền sức khỏe sinh sản, chống bạo hành với phụ nữ, xóa bỏ phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hướng tình dục.
Tại khu vực, uy tín của Việt Nam được thể hiện qua vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2020, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR). Trong cuộc họp đặc biệt lần hai của AICHR theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của đại diện AICHR, các nước thành viên ASEAN và Ban Thư ký ASEAN, diễn ra cuối tháng 11-2020, các nước đánh giá rất cao vai trò của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch AICHR 2020, đã dẫn dắt hoạt động của AICHR trong giai đoạn đặc biệt khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, không chỉ giúp duy trì đà hợp tác của AICHR và ứng phó hiệu quả trước các tác động của đại dịch, mà còn thúc đẩy soạn thảo và thông qua một loạt các văn kiện quan trọng định hướng hợp tác AICHR trong thời gian tới.
Việt Nam không chỉ quan tâm thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân ASEAN, chú trọng đến nhóm yếu thế như thúc đẩy quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, gắn kết tình hữu nghị, thống nhất, tạo đồng thuận và hợp tác trong AICHR, trong đó đặc biệt là nỗ lực bảo đảm quyền con người trong đại dịch không những được cộng đồng các quốc gia ASEAN đánh giá cao mà còn tham gia đóng góp tích cực vào định hình các chuẩn mực quốc tế về bảo đảm quyền con người, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, trong đó Việt Nam đã cùng với Phi- líp-pin và Băng-la-đét trực tiếp soạn thảo Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền về biến đổi khí hậu và quyền con người đã được chính thức thông qua vào tháng 72019 tại trụ sở LHQ ở Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ.
Với những nỗ lực chung trong thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong phạm vi quốc gia và khu vực, các nước thành viên ASEAN chính thức đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất đại diện cho ASEAN làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, nhiệm kỳ 2023-2025. Và vừa qua, với số phiếu cao, Việt Nam đã chính thức trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền, nhiệm kỳ thứ 2 (2023-2025).
Như vậy có thể khẳng định rằng những kết quả, thành tựu to lớn trên lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ, bảo đảm quyền con người mà Việt Nam đã đạt được trong suốt 35 năm qua, là minh chứng sinh động cho thấy quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam là đúng đắn, là vì quyền con người.
- DẤU ẤN VIỆT NAM TRONG CƯƠNG VỊ THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC NHIỆM kỲ 2023 - 2025
Sau hơn gần 2 năm đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025, Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
1. Ngày 11/10/2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam cùng 13 quốc gia khác vào vị trí thành viên của HĐNQ nhiệm kỳ 2023 - 2025. Tiếp nối thành công của nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2020 - 2021), đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII và Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, minh chứng cho vị thế, uy tín ngày càng cao của Việt Nam, đồng thời thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người.
Việt Nam cũng đảm nhận cương vị này khi đang nỗ lực hết sức để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước còn nhiều thách thức. Vì vậy, việc Việt Nam làm thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023 - 2025 được cộng đồng quốc tế rất chú ý. Một mặt, những thành tựu, nỗ lực, cam kết và nhu cầu hợp tác của ta trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người đã được ghi nhận rộng rãi. Mặt khác, một số cá nhân, tổ chức và chính giới quốc tế vẫn nhận định chưa khách quan về tình hình ở Việt Nam cũng như về năng lực thực hiện vai trò thành viên HĐNQ của ta.
2. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã tích cực tham gia, để lại những dấu ấn ngay từ những hoạt động đầu tiên của HĐNQ với nhiều sáng kiến phù hợp với ưu tiên của Việt Nam và quan tâm chung của thế giới, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Tại Khóa 52 mở đầu nhiệm kỳ HĐNQ (tháng 3 - 4/2023), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tham dự Phiên họp cấp cao và giới thiệu sáng kiến về Kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn nhân quyền thế giới (UDHR) và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA). Trên cơ sở đó, Việt Nam đã chủ trì, dẫn dắt Nhóm nòng cốt gồm 14 nước (Việt Nam, Áo, Bangladesh, Bỉ, Bolivia, Brazil, Chile, Costa Rica, Fiji, Ân Độ, Panama, Romania, Nam Phi và Tây Ban Nha) liên khu vực và đa dạng về trình độ phát triển xây dựng dự thảo, tổ chức tham vấn để HĐNQ thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết 52/19 về vấn đề này với sự đồng bảo trợ của 121 nước - một “kỷ lục” của HĐNQ trong những năm gần đây.
Nghị quyết đã nhấn mạnh vai trò hàng đầu của các quốc gia trong bảo đảm quyền con người, ghi nhận sự tham gia của phụ nữ, vai trò của hợp tác và đoàn kết quốc tế, tôn trọng sự đa dạng, bao trùm trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Sáng kiến này của Việt Nam đã góp phần quan trọng truyền tải các thông điệp lớn, nâng cao nhận thức, quyết tâm hành động của các nước và cộng đồng quốc tế trong thực hiện các mục tiêu, tôn chỉ về quyền con người được đề ra trong hai văn kiện nhân quyền nền tảng này, đồng thời đồng thời đề cao vị thế, vai trò của HĐNQ và các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc.
Tiếp tục thể hiện vai trò dẫn dắt trong xây dựng chuỗi nghị quyết về bảo đảm quyền con người trong biến đổi khí hậu, tại Khóa 53 HĐNQ (tháng 6 - 7/2023), Việt Nam cùng với Bangladesh và Philippines đã xây dựng dự thảo nghị quyết về thúc đẩy sinh kế trong bối cảnh biến đối khí hậu và đã được HĐNQ thông qua bằng đồng thuận với 80 nước tham gia đồng bảo trợ (Nghị quyết 53/6). Tại các Khóa 53 và Khoá 54 (tháng 9-10/2023), Việt Nam tiếp tục cùng các nước và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI)... thúc đẩy các sáng kiến về “tiêm chủng và quyền con người”, “chống phân biệt đối xử, bạo lực, quấy rối trên cơ sở giới tại nơi làm việc” dưới hình thức các toạ đàm quốc tế bên lề các khoá họp và xây dựng phát biểu chung tại HĐNQ.
Phù hợp với các quan tâm lớn trên thế giới về quyền con người hiện nay, các sáng kiến của Việt Nam được các nước hưởng ứng, tham gia đóng góp tích cực. Ví dụ, phát biểu chung về chủ đề tiêm chủng và quyền con người do Việt Nam chủ trì soạn thảo tại Khóa 54 HĐNQ đã thu hút hơn 60 nước tham gia, ủng hộ. Chủ đề của phát biểu chung này mang tính thời sự trong bối cảnh đại dịch COVID-19 còn nhiều ảnh hưởng lâu dài, nhiều quốc gia đang phát triển và nhiều nhóm dân cư chưa được tiếp cận đầy đủ vaccine phòng ngừa COVID-19 cũng như nhiều loại vaccine tiêm chủng mở rộng cơ bản.
- Việt Nam cũng tham gia sâu hơn vào công việc chung, thúc đẩy đối thoại và hợp tác tại HĐNQ trên tinh thần “Tôn trọng và hiểu biết. Đối thoại và hợp tác. Tất cả các quyền. Cho tất cả mọi người”.
Việt Nam đã có hơn 80 phát biểu quốc gia trong những cuộc họp của HĐNQ về bảo đảm quyền con người trên những khía cạnh được cộng đồng quốc tế quan tâm như phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, di cư, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo đảm các quyền nhà ở, quyền lương thực, quyền văn hoá, quyền phát triển, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương và tham gia 50 phát biểu chung về các chủ đề đa dạng của ASEAN, Phong trào Không liên kết, Nhóm Đồng quan điểm (Nhóm Đồng quan điểm có thành phần đa dạng, gồm khoảng 134 quốc gia đang phát triển, đại diện cho 80% dân số thế giới và 70% số thành viên Liên hợp quốc, với mục đích chính là điều phối, thúc đẩy các lợi ích, ưu tiên chung của các nước đang phát triển tại Liên hợp quốc nói chung và HĐNQ nói riêng), Nhóm Pháp ngữ và một số nhóm liên khu vực khác. Ta đã thực hiện rất trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi chính của quốc gia thành viên HĐNQ trong quá trình thương lượng, bỏ phiếu thông qua các dự thảo nghị quyết.
Việt Nam đã có cách tiếp cận xây dựng trong những vấn đề nhân quyền còn nhiều khác biệt, bị chính trị hóa, có nhiều cọ xát tại HĐNQ như tình hình các nước cụ thể (Ukraine, Nga, Palestine, Sudan...), quan hệ giữa phát triển và nhân quyền, sức khỏe sinh sản và giáo dục giới tính, quyền của người người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT), khoan dung tôn giáo... Một mặt, Việt Nam đóng góp vào cuộc đấu tranh chung của các nước đang phát triển bảo vệ nguyên tắc không chính trị hóa, không sử dụng các vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền. Mặt khác, Việt Nam đã lắng nghe, tôn trọng các nhu cầu hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật của các nước, thúc đẩy hợp tác, đối thoại để HĐNQ có thể hành động đáp ứng nhu cầu chính đáng của các nước trong lĩnh vực này.
- Những dấu ấn từ năm đầu đảm nhiệm thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 20232025 cũng có những tác động lan toả tích cực đến các mảng công tác đối ngoại về nhân quyền khác.
Đóng góp của Việt Nam tại HĐNQ đã góp phần giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về nỗ lực, cam kết của ta trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác của ta với các nước, các tổ chức quốc tế. Có thể tóm gọn trong đánh giá của Quyền Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam là qua việc thể hiện vai trò thành viên tích cực, có trách nhiệm tại HĐNQ, thúc đẩy các sáng kiến, nhất là Nghị quyết 52/19, cùng với việc triển khai thực hiện nghiêm túc các cam kết UPR, đón thành công Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển (tháng 11/2023), “Việt Nam đã thể hiện vai trò tiên phong trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người” (Phát biểu khai mạc Hội thảo quốc tế tham vấn dự thảo Báo cáo quốc gia theo Cơ chế UPR chu kỳ IV của Việt Nam, ngày 24/11/2023 của bà Ramla Khalidi, Quyền Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam).
Cũng trong năm 2023, các nội dung về hợp tác tại HĐNQ đã được các nước, trong đó có các đối tác lớn quan tâm thúc đẩy trong trao đổi với Việt Nam, kể cả trong những hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo cấp cao của ta. Các nước bạn bè, đối tác, Đồng quan điểm, ASEAN... cũng đã đẩy mạnh các cơ chế trao đổi sẵn có hoặc tổ chức các hoạt động mới để trao đổi chuyên sâu với Việt Nam về hợp tác tại HĐNQ. Vị thế thành viên HĐNQ cũng góp phần giúp ta vận động được các nước ủng hộ ta đấu tranh với những hoạt động xuyên tạc tình hình ở Việt Nam tại các cơ chế, diễn đàn Liên hợp quốc.
- PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN THÀNH TỰU CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC BẢO ĐẢM vÀ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN giáo'
Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch, phản động không từ bỏ bất cứ thủ đoạn thâm hiểm nào nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Một trong những thủ đoạn thâm hiểm đó là lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá, coi đây là “mũi đột phá” hướng đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Trong những năm gần đây, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) - cơ quan tham vấn được thành lập theo Luật về Tự do tôn giáo quốc tế năm 1998, vẫn định kỳ đưa ra báo cáo nhận xét, đánh giá, phê phán về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Từ năm 2012 đến nay, USCIRF liên tục đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt, viết tắt là CPC” bất chấp thành tựu về bảo đảm các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Tháng 5-2023, USCIRF tiếp tục khuyến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào “danh sách CPC”, khi cho rằng Việt Nam đã “tăng cường kiểm soát và đàn áp”, “đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng”, “sách nhiễu, bức hại”, “ép buộc”, “tước đoạt tài sản”...
Những luận điệu xuyên tạc, vu cáo trắng trợn trên không những không phản ánh đúng sự ghi nhận và bảo đảm của luật pháp Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; không phản ánh đúng bản chất tình hình thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, mà còn cố tình phớt lờ thành tựu của Việt Nam trong tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Âm mưu sâu xa, mục đích chính trị đen tối của các thế lực thù địch, phản động là tiến hành tổng thể biện pháp nhằm tạo dựng nhiều điểm nóng về tín ngưỡng, tôn giáo để gây ra bất ổn về chính trị, văn hóa, xã hội ở các địa phương trong cả nước.
Thực tế cho thấy, thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được dựa trên các cơ sở khoa học sau:
Thứ nhất, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam luôn được tôn trọng và bảo vệ, thể hiện rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam từ ngày thành lập nước đến nay, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
Trong luật pháp và thông lệ quốc tế, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thuộc nhóm quyền dân sự, chính trị và là một trong những quyền cơ bản của con người, được ghi nhận trong luật pháp, thông lệ quốc tế cũng như trong pháp luật nhiều nước trên thế giới. Khoản 3, Điều 1, Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 nhấn mạnh: “Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1948 - một văn kiện quan trọng trong lịch sử hình thành quy định về quyền con người, được soạn thảo bởi các đại diện có nền tảng pháp lý và văn hóa khác nhau từ các khu vực trên thế giới, được coi như một tiêu chuẩn chung cho tất cả quốc gia, dân tộc và mọi người, lần đầu tiên đặt ra các quyền cơ bản của con người phải được bảo vệ trên toàn cầu, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 không chỉ áp dụng với các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, mà còn áp dụng với các vùng lãnh thổ thuộc quyền tài phán của các quốc gia này. Điều 18 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 nêu rõ: “Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng”. Khoản 1 và Khoản 2, Điều 18 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1966 mà Việt Nam đã phê chuẩn năm 1982, nêu rõ: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng. Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ”.
Chiểu theo pháp luật và thông lệ quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, các văn bản quy phạm pháp luật mà Việt Nam đã phù hợp với quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế về quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo. Cụ thể, về phương diện Hiến pháp, Điều 10 Hiến pháp năm 1946 nhấn mạnh: “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”; Điều 26 Hiến pháp năm 1959 quy định: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có các quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Điều 68 Hiến pháp năm 1980 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Điều 70 của Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật”. Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung các quy định về quyền con người, trong đó khẳng định rõ hơn việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, được ghi tại Điều 16: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” và tại Khoản 1, 2, Điều 24 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, là cơ sở để Nhà nước Việt Nam ban hành các văn bản pháp luật trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên thực tế.
Các văn bản quy phạm pháp luật dưới Hiến pháp cũng thể hiện sự nhất quán trong việc tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, ngày 18/11/2016, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được thông qua tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV với 9 chương, 8 mục và 68 điều quy định rõ về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo, áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Thậm chí, những người đang bị tạm mất quyền công dân cũng có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tại Khoản 5, Điều 6, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 chỉ rõ: “Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo”.
Thứ hai, hệ thống văn bản, quy định về tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn, dân chủ hơn, tôn trọng, tạo điều kiện tốt nhất cho các chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo và tổ chức tôn giáo hợp pháp phát triển một cách lành mạnh, công bằng, bình đẳng trước pháp luật.
Ngày 3/9/1945, chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời bàn về sáu vấn đề cấp bách, trong đó có vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ do và lương giáo đoàn kết”. Tiếp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký hai sắc lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo, bao gồm Sắc lệnh số 35/SL, ngày 20/9/1945, quy định “Đền chùa, lăng tẩm, nhà thờ, tất cả các nơi có tính cách tôn giáo, bất cứ tôn giáo nào, nhân dân đều phải tôn trọng không được xâm phạm” và Sắc lệnh số 65/SL, ngày 23/11/1945, ấn định nhiệm vụ cho Đông phương Bác Cổ học viện nhiệm vụ bảo tồn tất cả cổ tịch trong toàn cõi Việt Nam.
Tiếp nối Sắc lệnh số 35/SL và Sắc lệnh số 65/SL, đến nay, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ban hành hơn 30 văn bản về tín ngưỡng, tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Để khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân Việt Nam ở tính pháp lý cao nhất, kể từ khi Quốc hội được thành lập đến nay, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân đã được khẳng định tại 5 bản Hiến pháp, bao gồm Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013. Nhiều văn bản quan trọng khác đã được ban hành (3). Đặc biệt, tại kỳ họp thứ hai, khóa XIV, ngày 18/11/2016, Quốc hội đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (có hiệu lực từ năm 2018). Đây là sự cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về các điều, khoản quy định về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Với 9 chương, 8 mục và 68 điều quy định rõ về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động của tín ngưỡng, tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định cụ thể trách nhiệm, thẩm quyền của Chính phủ, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo các cấp trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc tập hợp đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không theo tín ngưỡng, tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cũng quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo...
Từ những vấn đề trên, có thể khẳng định hệ thống văn bản, quy định về tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn, dân chủ hơn, đáp ứng nhu cầu đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân Việt Nam; đồng thời, thể hiện chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tạo điều kiện tốt nhất cho các chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo và tổ chức tôn giáo hợp pháp phát triển một cách lành mạnh, công bằng và bình đẳng trước pháp luật.
Thứ ba, để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và ước nguyện sống “tốt đời, đẹp đạo” của mỗi tín đồ tôn giáo, pháp luật Việt Nam thể hiện tính nghiêm trị hành vi lợi dụng tôn giáo, xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
Ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đều được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, không thể có sự tự do vô chính phủ, tự do vô nguyên tắc. Điều này thể hiện rõ trong Khoản 3, Điều 18 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc năm 1966. Điều này cho thấy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề gắn với thể chế chính trị - xã hội và điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở từng quốc gia, dân tộc cụ thể, không thể tồn tại một khái niệm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chung chung, trừu tượng. Cũng không thể đem giá trị, quan niệm về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở một quốc gia, dân tộc này để áp dụng, đo lường hoặc đánh giá mức độ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở một quốc gia, dân tộc khác. Trên phương diện đối ngoại giữa các quốc gia, dân tộc, không thể đem tiêu chuẩn về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở quốc gia, dân tộc này để áp đặt lên một quốc gia, dân tộc khác và buộc họ tuân theo.
Theo đó, Khoản 3, Điều 24, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, quy định tại Khoản 1, Điều 3: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 cũng quy định rõ tại Điều 5 về các hành vi bị nghiêm cấm đối với tín ngưỡng, tôn giáo, như phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo...
Việc xác định tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác được quy định tại Điều 164 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): 1- Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm; 2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm: có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 2 lần trở lên; dẫn đến biểu tình; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; 3- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Thứ tư, những năm gần đây, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được bảo đảm trên thực tế là minh chứng sinh động về sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Trong đời sống thực tế của xã hội Việt Nam hiện nay thể hiện rõ sự đa dạng, hòa hợp và bình đẳng tôn giáo, được pháp luật bảo vệ, tôn trọng; mọi người hoàn toàn tự do lựa chọn theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào; không có tôn giáo nào giữ vị trí độc tôn, mà đều tồn tại đan xen với nhau; các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào xã hội, từ thiện xóa đói, giảm nghèo, đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của đất nước.
Theo số liệu được công bố của Ban Tôn giáo Chính phủ cho thấy, bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân trên thực tế, đó là:
Tổ chức tôn giáo được tạo điều kiện hoạt động theo hiến chương, điều lệ và quy định của pháp luật Việt Nam nhằm bảo đảm và tạo điều kiện để các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được diễn ra bình thường với quy mô lớn, thu hút đông đảo tín đồ tham dự. Hiện nay, cả nước đã có 3.700 điểm nhóm được chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, hơn 6.500 người được phong phẩm, suy cử làm chức sắc; 16.783 người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc; 62 cơ sở đào tạo tôn giáo tại 36 tỉnh, thành phố; 15 tờ báo và tạp chí của các tổ chức tôn giáo đang hoạt động, đồng thời phần lớn tổ chức tôn giáo đều có trang web riêng để phục vụ việc sinh hoạt đạo, truyền bá tôn giáo. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành tôn giáo có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, được ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp như mọi công dân khác theo quy định của pháp luật. Quốc hội khóa XV có năm đại biểu là chức sắc, nhà tu hành tôn giáo. Theo số liệu thống kê của các tỉnh, thành phố, hiện nay có trên 10 nghìn chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo là đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Tổ chức, cá nhân theo tôn giáo được tạo điều kiện tham gia hoạt động quốc tế. Tính từ năm 2011 đến nay, có khoảng gần 2.000 lượt cá nhân theo tôn giáo xuất cảnh tham gia khóa đào tạo ở nước ngoài, tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế liên quan đến tôn giáo; gần 500 đoàn khách nước ngoài với hơn 3.000 lượt người vào Việt Nam để trao đổi, giao lưu, hướng dẫn đạo tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam, tham dự các sự kiện tôn giáo do các tổ chức tôn giáo Việt Nam tổ chức, trong đó có nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức trọng thể, thành công ở Việt Nam và được dư luận quốc tế đánh giá cao, như Hội nghị Liên hội đồng Giám mục Á Châu (năm 2012), Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak (ba lần: năm 2008, 2014, 2019 và dự kiến tổ chức vào năm 2025); Tổng hội Dòng Đa minh thế giới được tổ chức tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (năm 2019)... Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam còn tích cực tham gia các hội nghị, diễn đàn tôn giáo khu vực và quốc tế, như Đối thoại liên tín ngưỡng Á - Âu (ASEM), Đối thoại liên tín ngưỡng khu vực châu Á - Thái Bình Dương...
Các tổ chức, cá nhân theo tôn giáo được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia các hoạt động an sinh xã hội. Hiện nay, cả nước có khoảng 300 trường mầm non, 2.000 lớp học tình thương, 12 cơ sở dạy nghề, trên 500 cơ sở khám, chữa bệnh từ thiện của các tổ chức tôn giáo, được thành lập dưới nhiều hình thức khác nhau; gần 800 cơ sở bảo trợ xã hội của các tổ chức Phật giáo, Công giáo, Cao đài,... đang nuôi dưỡng trên 12 nghìn trẻ em mồ côi, tàn tật, người già cô đơn, bệnh nhân tâm thần, HIV/AIDS(6). Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã gặp mặt, biểu dương các tổ chức tôn giáo có đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (năm 2016, 2019, 2022). Tại các buổi gặp mặt, các tôn giáo bày tỏ sự nhất trí đồng thuận với Đảng, Nhà nước và mong muốn được đóng góp công sức trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững độc lập, chủ quyền lãnh thổ.
Như vậy, pháp luật Việt Nam về quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo không chỉ phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, mà còn đáp ứng nguyện vọng của cá nhân tham gia đời sống tín ngưỡng, tôn giáo với ước nguyện sống “tốt đời, đẹp đạo”. Do đó, những hoạt động lén lút, lợi dụng tôn giáo, trái với văn hóa truyền thống Việt Nam, nhuốm màu mê tín dị đoan, có dấu hiệu trục lợi, vi phạm pháp luật, đi ngược lại đạo đức xã hội... phải bị lên án, xử lý nghiêm. Có thể khẳng định dứt khoát rằng, ở Việt Nam hoàn toàn không có chuyện “chính quyền Việt Nam giới hạn tự do tôn giáo”, “đàn áp tôn giáo” như các thế lực thù địch, phản động thường rêu rao. Những luận điệu xuyên tạc, vu cáo đó chỉ là chiêu trò mà các thế lực thù địch, phản động lợi dụng, sử dụng nhằm phục vụ âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, cũng như các nước khác, Việt Nam không chấp nhận việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước hay kích động bạo lực, chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân... Chính sách đó luôn được Nhà nước Việt Nam khẳng định và thực hiện nhất quán.
- NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO NHÂN QUYỀN
Tại Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước; thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng trong phát triển bền vững, đảm bảo thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để xác lập cơ sở cho việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Đảng ta đã xác định những tư tưởng và đường lối về nhân quyền. Các quan điểm của Đảng, Nhà nước về quyền con người được thể hiện tập trung trong các văn kiện của Đảng (Cương lĩnh chính trị, Nghị quyết, Chỉ thị,...) và văn kiện của các cơ quan Nhà nước (Báo cáo của Chính phủ, Sách trắng của Bộ Ngoại giao,...). Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quyền con người được hình thành, đúc rút từ lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những nhận thức chung của cộng đồng quốc tế, thực tiễn và những yêu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Quan điểm này được thể hiện trong Chỉ thị số 12/CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, trong đó nêu rằng: “Nhân quyền là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời đại của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới và cũng là thành quả của cuộc đấu tranh của loài người làm chủ thiên nhiên; qua đó, nhân quyền trở thành giá trị chung của nhân loại”.
Để công tác đảm bảo quyền con người được triển khai phù hợp với tình hình thực tiễn và công cuộc hội nhập quốc tế của đất nước, những chủ trương, quan điểm chỉ đạo về công tác nhân quyền cũng được Đảng, Nhà nước ta điều chỉnh, bổ sung những nội dung mới. Điều này được thể hiện trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam; cụ thể:
Gắn quyền con người với sự phát triển phồn vinh, hạnh phúc của dân tộc
Thể chế Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) không chỉ thể hiện ở mục tiêu bảo đảm quyền lực của dân, do dân, vì dân, mà còn phải được thể chế hóa thành phương tiện, công cụ để đạt được mục tiêu đó một cách hiệu lực, hiệu quả trong thực tế. Văn kiện xác định: “Đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước”. Bằng cách tiếp cận dựa trên quyền của người dân như vậy, mới có thể đưa thực tế triển khai, thực hiện công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế Nhà nước pháp quyền XHCN và thể chế nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm bảo đảm quyền lực của nhân dân một cách hiệu lực, hiệu quả trong thực tế.
Chú trọng tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ những quyền mới phát sinh trong bảo đảm quyền lực của nhân dân, như: quyền an ninh, an toàn thông tin mạng, quyền mua bán, kinh doanh trên nền tảng internet, quyền giáo dục, sinh hoạt tôn giáo, văn hóa trực tuyến, quyền bí mật đời tư, quyền về thân thể, danh dự, nhân phẩm của trẻ em, quyền của những người lao động di cư... Đồng thời cũng nắm bắt, điều tiết những thách thức đang đặt ra ngày càng lớn hơn đối với việc ghi nhận, bảo đảm, bảo vệ các quyền mới nêu trên.
Lấy con người làm trung tâm và phát triển con người toàn diện
Văn kiện khẳng định: Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.
Như vậy, khi triển khai thực hiện Nghị quyết, phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc, bồi dưỡng, phát huy sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, mục tiêu phát triển con người toàn diện đương nhiên phải xuất phát từ con người và “lấy con người làm trung tâm”. Nhưng nếu không bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như đã được thể chế trong Hiến pháp năm 2013, thì con người không thể chủ động, tích cực tham gia vào các công việc nhà nước và xã hội với tư cách là người là chủ - làm chủ. Do đó, bảo đảm quyền con người phải là khâu kết nối cần thiết, không thể thiếu giữa khâu lấy con người làm trung tâm và phát triển con người toàn diện.
Tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013, gắn quyền với nghĩa vụ, trách nhiệm công dân
Đại hội XIII nhấn mạnh: “Tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ..., bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Quyền lực của nhân dân trong điều kiện thể chế Nhà nước pháp quyền XHCN không chỉ là làm chủ tập thể, mà trước tiên và cơ bản là làm chủ bản thân. Cho nên, trong phương hướng tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, không chỉ chú trọng xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp quyền của Nhà nước, mà đồng thời phải chú ý đúng mức đến việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp quyền của con người, của công dân trong tổng thể các quan hệ nền tảng và có tính bình đẳng với thể chế pháp quyền của Nhà nước.
An ninh con người, an ninh quốc gia gắn với quyền con người
Đại hội XIII của Đảng chủ trương: “Bảo đảm an ninh sinh thái, an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh năng lượng”. “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân”; “giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng”...
Triển khai thực hiện những chủ trương này chính là thúc đẩy tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ an ninh con người gắn với quyền con người và an ninh quốc gia, trên 7 phương diện: an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh sức khỏe, an ninh môi trường, an ninh cá nhân, an ninh cộng đồng và an ninh chính trị.
Coi trọng công tác bảo hộ công dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài
Đại hội XIII của Đảng chủ trương: “Hỗ trợ để người Việt Nam ở nước ngoài có địa vị pháp lý vững chắc, phát triển kinh tế và đời sống, hòa nhập xã hội nước sở tại. Nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân, quản lý lao động, du học sinh...” trong quá trình tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả hội nhập quốc tế. Hiện nay, cần tăng cường thực hiện Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ luật Lao động năm 2019, tạo khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh thúc đẩy việc bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo tiêu chuẩn quốc tế.
Việc tăng cường công tác bảo hộ công dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài là nhằm bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, góp phần nâng cao vị thế chính trị, uy tín của Nhà nước ta đối với thế giới; từ đó, khuyến khích, động viên ngày càng nhiều sự đóng góp của kiều bào trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Đẩy mạnh đối thoại, đấu tranh trên lĩnh vực quyền con người nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng và chế độ xã hội XHCN
Đại hội Đảng XIII chủ trương: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan, đúng định hướng để phòng, chống “diến biến hòa bình”, thông tin xấu, độc trên internet và mạng xã hội.” Trong công tác này, phải tăng cường thực hiện phương thức trong đấu tranh có đối thoại, để tiến hành trao đổi, thương lượng một cách bình đẳng giữa những người tham gia đối thoại trên cơ sở pháp lý nhất định, hướng đến một chủ đề cụ thể, nhằm nhận thức sâu thêm về nhau và đạt tới một chân lý cao hơn cho cả hai bên, hoặc tiến đến giải quyết được một vấn đề nhất định, liên quan đến danh dự, nhân phẩm hay quyền lợi cụ thể của các bên. Trong đấu tranh cần phải chủ động, tích cực nhận diện, phê phán, phản bác, bác bỏ, ngăn chặn, xử lý công khai, minh bạch bằng pháp luật nhằm kiên quyết làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn sử dụng dân chủ, nhân quyền như một công cụ chống phá chế độ chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Trong hội nhập quốc tế, nguyên tắc trong đấu tranh có đối thoại là để nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, từng bước thu hẹp bất đồng và những sự hiểu biết khác nhau, nhất là giữa Việt Nam với các đối tác quốc tế trong vấn đề dân chủ, nhân quyền. Thông qua đó tích cực chuyển từ tham dự sang chủ động tham gia đóng góp hoặc tham gia kiến tạo thể chế hợp tác quốc tế trên lĩnh vực quyền con người vốn có nhiều khác biệt về quan điểm. Qua đó chủ động tạo điều kiện và vị thế ở tầm cao hơn cho Việt Nam trong việc kiên quyết bảo vệ quan điểm, lập trường, lợi ích quốc gia - dân tộc và đấu tranh ngăn chặn hiệu quả với các hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta./.